CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM - NGÀY II TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH
TIN MỪNG: Mt 10,17-22
Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Cv 8,8 - 7,60
Các thiên thần đêm Giáng sinh khôn.g hề loan báo một “Hài nhi Giêsu” đường mật và vô duyên. Các Người loan báo một “Đấng cứu tinh" và chính nhờ Thánh Giá mà Người cứu chúng ta.
Stêphanô đầy ân sủng và sức mạnh, làm nên những điều kỳ diệu và những phép lạ cá thể trong dân.
Người là một “phó tế" nghĩa là “phục vụ bàn ăn" trong các bữa ăn thân thiện, trong đó các Kitô hữu tiên khởi cử hành Thánh Thể (Cv 6,2-3). Người chịu trách nhiệm phục vụ những người nghèo nhất.
Việc bổ nhiệm Người vào nhiệm vụ căn bản này là kết quả do sự bất lực của chính các Tông đồ không thể phục vụ cho trọn được (Cv 6,1-2).
Giáo hội ngay từ buổi đầu đã phải dối diện với hoàn cảnh thiếu thốn linh mục. Tôi có chú ý tới các nhu cầu của những người nghèo khổ không?
Như Thánh Stêphanô, tôi có vào số những người cố làm những sự lạ và những dấu chỉ nhằm mưu ích cho những người nghèo không?
Nhưng Stêphanô đầy Thánh Thần nhìn lên trời đã xem thấy vinh quang của Thiên Chúa và Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con có được “cái nhìn nội tâm", giúp chúng con thấy được sự vô hình. Xin ban Thánh Thần cho chúng con.
Chính trong “cái nhìn này" mà Stêphanô tìm được sức mạnh, từ đó không gì ngăn cản hay khuất phục.
Các nhân chứng để áo của họ dưới chân một người thanh niên tên là Saolê.
Người sẽ đổi tên và lấy tên là Phaolô. Thánh Phaolô suốt đời vẫn giữ kỷ niệm nóng bỏng về các cuộc bách hại mà Người dự phần . Người có ở đó trong ngày này…cuộc hành hạ này, vì giữ áo của các lý hình để họ dễ làm việc.
Từ ngày đó Người phải đặt cho mình vấn đề "sự can đảm từ đâu đến?”
Ngày nay cũng vậy, phần nhiều các cuộc trở lại do chứng tích... của một người đăt ra vấn đề bằng chính lối sống của mình. Đời tôi có gây thắc mắc cho các lương dân đang nhìn tôi sống không?
Những người chung quanh tôi có thể khám phá ra rằng: có một bí mật trong đời tôi không ? Một cái nhìn hướng lên trời và thấy Chúa Giêsu Kitô không?
Họ ném đá Stêphanô lúc ông đang cầu nguyện.
Thật sự đó là một người mạnh hơn các lý hình.
Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn tôi... lạy Chúa xin đừng trách cứ họ về tội lỗi này.
Châu báu tinh tuyền nhất của Tin mừng. Hãy yêu cả kẻ thù ngươi, làm ơn cho những kẻ ghét ngươi, cầu nguyện cho những người bách hại ngươi…
Nạn nhân “yêu” những kẻ làm ác cho mình.
Chính Chúa Giêsu người đầu tiên làm như vậy.
Đây là thái độ Tin Mừng tuyệt hảo, tình yêu phổ quát, không điều kiện và không biên giới.. Cái mới của Tin Mừng đặt thành vấn đề cho mọi người.
Tôi phải tha thứ cho ai? Tôi phải yêu ai bằng tình yêu vượt xa những dễ dàng của loài người. Đừng vội bỏ qua hai câu hỏi trên, trong mùa Giáng sinh này.
Bài đọc II: Mt 10,17-22
Ba ngày lễ kính tiếp ngay sau lễ noel : Thánh Stêphanô, Thành Gioan, các Thánh Anh hài.
Chính chúng ta đã có đời biến "hang đá trở thành vật rất đẹp? . . và xếp đặt “các mục đồng" như một dịp gợi lên cảnh chăn chiên đầy cảm kích...
Thực tế hang đá đầu tiên là một biểu tượng đau đớn của sự nghèo khổ, của bất hạnh. . một chuồng bò lừa, trái nghịch với một nôi ấm... Mọi bà mẹ trên thế gian đều chọn lựa đặt con mình vào những miếng vải êm dịu nhất và những chiếc nôi đẹp đẽ nhất... Thế mà Thiên Chúa chỉ được quyền nằm trong một máng ăn súc vật, đầy thô kệch. Thập giá đã được phác vẽ ra tại đó.
Thánh Stêphanô là vị tử đạo tiên khởi.
Là môn đệ đầu tiên thực sự theo Thầy mình, bằng cách mang thập giá, như một Kitô khác.
Chúa Giêsu phán với các môn đệ rằng: “chúng con hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp chúng con cho công nghị, họ sẽ đánh đòn chúng con... chúng con sẽ bị điệu đến các vua quan vì Thầy…”
Khi Matthêu viết những điều đó, việc bách hại đang là số phận hằng ngày của các Kitô hữu, trong Giáo hội sơ khai.
Chúa Giêsu đã báo trước những khó khăn của sứ vụ mà Người ủy thác cho các môn đệ Người: mọi người đi loan truyền Nước Thiên Chúa, đều phải chờ đợi đối mặt với tố cáo chống đối. Lạy Chúa, mầu nhiệm thay!
Tại sao thế gian lại bác bỏ Thiên Chúa? Tại sao thế gian lại loại bỏ những kẻ nói cho họ về Chúa? Tại sao người đời lại bách hại những kẻ chỉ có một tin vui muốn loan báo cho họ? Người môn đệ của Chúa Giêsu, nhà truyền giáo chỉ làm điều thiện, chỉ nới điều tốt. Thế mà họ lại khơi lên sự kình chống!
Chính vì Thiên Chúa luôn xuất hiện, bề ngoài như một người xâm nhập : một con người đến chiếm trọn chỗ, một kẻ quấy rầy.
Vì tính vị kỷ của con người, vì lòng ước muốn độc lập, nên người ta dễ chối từ. Từ chối yêu mến. Từ chối không để Thiên Chúa nắm giữ. Từ chối không lụy phục Người. nếu Thiên Chúa "thống trị" thực sự, việc đó kết thúc những tự phụ cao ngạo của con người.
Lạy Chúa, xin giúp con tùng phục hoàn toàn Chúa.
Xin giúp con chịu đựng khó khăn, và chống đối. Xin giúp con biết giải thích chúng theo ánh sáng của Chúa.
Chúng con chớ lo lắng phải nói gì... Vì không Phải chúng con nói, nhưng là Thánh Thần của Chúa Cha chúng con sẽ nói thay cho.
Như thế, Chúa Giêsu yêu cầu ta không nên lo lắng bận tâm. "Chúng con chớ lo lắng !”. Lạy Chúa, Chúa không muốn chúng con phải sợ hãi.
Có lẽ một điểm nữa là chúng ta quá cậy ở sức riêng mình, ở những phương tiện trần gian. Do đó, ta cần mở rộng đón nhận tác động của Chúa hơn nữa: "Thánh Thần sẽ nói trong các con "... Không phải chúng con sẽ nói. Lạy Chúa, trước lời mời gọi của Chúa, con muốn để Chúa ngự trị trong con toàn diện. Chớ gì dần dần con trở nên một dụng cụ trong tay Chúa, luôn đón nhận hơi thở của thần khí Chúa.
Kẻ nào bền chí đến cùng, sẽ được cứu rỗi.
Đúng là điều khó thực hiện nhất ! Người ta có thể đứng vững một lúc nào đó. Nhưng rồi, với thời gian lâu dài, có thể lại gãy đổ. Oi, Lạy Chúa, vì Chúa đã yêu cầu con điều đó thế nên, xin cũng giúp con luôn "đứng vững"! Chớ gì Thần Khí Chúa thực sự đến trong tâm trí con.